Tiếp tục một bài viết về CWP (CentOS Control Web Panel) Trong bài viết tiếp theo này mình sẽ hướng dẫn bạn thực hiện upload một bộ mã nguồn đã hoạt động sẳn ở local lên host và cấu hình cho chạy hoàn tất. Mặc định CWP đã có sẳn File Manager tuy nhiên File Manager chỉ có thể giúp bạn upload các file nhỏ, với các file khoản vài trăm MB hoặc vài GB thì File Manager không đủ mạnh để đáp ứng. Vì thể FTP chính là một giải pháp tốt nhất cho bạn.
Để thực hiện suôn sẽ bạn xem kỹ hướng dẫn sau của mình nhè.
Bước 1: Tạo tài khoản FTP
Để sử dụng FTP làm giao thức Upload thì hiển nhiên bạn cần phải tạo tài khoản rồi, mình đã có viết chi tiết một bài tạo tài khoản bạn có thể xem tại link sau.
Bước 2: Tạo Database
Bạn cần tạo Database mới để thực hiệ Import database vào, bạn đăng nhập vào user và tạo như sau
Bạn chọn SQL Services => Mysql Manager => Create Database and User để tạo database
Tại đây bạn nhập tên database cần tạo và password, nên để password tự động và click Create New Database để hoàn tất.
Sau khi tạo xong bạn sẽ thấy database vừa tạo như bên dưới.
Bước 3: Import Database
Để import database bạn truy cập vào phpMyAdmin
Tại đây bạn nhập vào user/pass Database mà bạn đã tạo trước đó
Tại đây bạn chọn Database Name => Nhập => Chọn tệp => Tìm đến database.sql ở máy cá nhân và tải lên nhé!
Sau khi đã tải lên hoàn tất, nếu bạn vẫn sử dụng tên miền cũ thì bỏ qua bước này, nếu dùng tên miền mới thì bạn cần thay đổi tên miền đi
Tìm và chọn Table có tên là _options => siteurl và home bạn thay đổi bằng tên miền mới nhé.
Bước 4: Thực hiện upload mã nguồn bằng giao thức FTP
Ở bước này là bước đưa toàn bộ mã nguồn ở Local lên host, với giao thức FTP có nhiều Tools để hỗ trợ như, Xftp, WinSCP, CuteFTP… Nhưng ở đây mình giới thiệu bạn sử dụng FileZilla một công cụ phổ biến rất được nhiều người sử dụng.
Bạn mở ứng dụng FileZilla lên và thực hiện như ảnh bên dưới, mình sẽ chủ thích theo số tương ứng để bạn dễ hình dung.
- Nhập vào IP của máy chủ’
- Nhập user FTP đã tạo ở bước trên
- Nhập Passwd FTP đã tạo ở bước trên
- Đường dẫn thư mục chưa mã nguồn ở máy tính
- Mã nguồn ở máy tính
- Các file được upload lên host
=> Bạn thực hiện chọn tất cả các file ở bước số 5 (ctrl +A) sau đó kéo sang khung cố 6 và thả chuột gia. Đây là bước kéo thả rất đơn giản đúng không nào.
Bước 5: Kết nối database với mã nguồn.
Sau khi đã upload mã nguồn hoàn tất, bước tiếp theo bạn cần kết nối database name, database vào file cấu hình. Trong mã nguồn có file là wp-config.php đây chính là file kết nối database.
Bạn chú ý 3 dòng đó là
- Dòng 1 – Database name: Bạn nhập vào vào database name đã tạo
- Dòng 2 – Database User : Bạn nhập vào Database user đã tạo trước đó
- Dòng 3 – Passaword: Bạn nhập vào Password đã tạo trước đó
Lưu ý: Nếu sau khia cài đặt mà bạn gặp lỗi 403 permission denied bạn thực hiện phân quyền lại cho User nhé.
0
Mình đã làm được rồi nhé.